Bàn về Hứa Ít, Làm Nhiều cùng Tuấn Mon
Hứa ít làm nhiều có thực sự tốt bằng hứa nhiều làm nhiều hơn?
Chuyện kể rằng khi tôi mới vào làm Consulting, tôi được dạy một câu thần chú tạm dịch là "Hứa ít, Làm nhiều" (Under Promise, Over Deliver - UPOD). Hứa ít để không làm khách hàng thất vọng, và làm nhiều hơn để khiến họ ngạc nhiên. Câu thần chú này cũng đã giúp tôi tồn tại qua nhiều cửa ải của sự nghiệp, giúp tôi dựng xây những cái "Tín" của mình dần dần trong sự nghiệp đi làm của tôi. Tôi có thể lười với chính mình nhưng không bao giờ cho phép mình thất tín với bất kỳ ai khác (một trong những nguyên tắc của tôi).
Nếu bạn đang gật gù tấm tắc để về những câu chuyện để minh hoạ cho ý trên, thì bài viết này không dành cho bạn. Nội dung bài viết nằm ở những điểm hổng của tư duy trên, mà TuanMon cũng đã nêu trong link blog dưới đây.
Kiểu là, nếu mình có khả năng chi trả, tại sao không tạo ra một trải nghiệm tốt (có thể hơn bình thường) ở buổi hẹn đầu tiên? Nếu mình có thể giúp được bạn bè không phải dành vài tiếng đồng hồ đi lại xa xôi, mà cũng không tốn kém quá nhiều công sức, tại sao không giúp họ đi thay dây chiếc vợt? Nếu mình có thể làm xong công việc sớm, vì sao không nhận thêm công việc khác để giúp dự án nhanh hơn, hoặc để phát triển bản thân hơn?
Sự tốt bụng và mong muốn cầu tiến chẳng nhẽ cứ phải tính toán quá sao?
Kiểu morally it's not wrong but ethically it is ý =))
Suy nghĩ của mình chỉ đơn giản là: Mình có thể mà, sao không hứa và làm hết sức? Kể cả không làm hết sức đi, thì cái tài chính hay công sức mà mình tiết kiệm được, mình sẽ dùng làm gì?
Trăn trở của mình tuần này:
Theo bạn, khi nào thì nên Under Promise, Over Deliver, còn khi nào thì không nên? Một câu chuyện mà bạn đã sử dụng / không sử dụng phương pháp này trong cuộc sống, để cuộc sống của bạn trở nên tốt hơn? Liệu có công thức nào đó cho Under Promise, Over Deliver không?
Bạn đã hiểu câu chuyện hơn rồi đúng không? Aren’t you excited 😜? Vậy chúng ta cùng bắt đầu nhé?
Khi nào thì nên UPOD
Đối với mình, most of the times cho những task mới. Lý do là như sau:
Mình luôn có xu hướng nghĩ mọi việc dễ dàng hơn khi làm thực tế, nên cần dự phòng thời gian (buffer) để trải nghiệm Murphy’s law
Nếu thời gian nhanh hơn, mình có thể do something nice to surprize họ và khiến họ happy hơn
Nếu phải phụ thuộc sự giúp đỡ của team, mình cũng cần add thêm một biến số đó để có thể buffer
UPOD như một chiếc thuyền để mình buộc chân nhảy xuống mặt nước bơi lặn, đầu óc đã có những khoảng ước chừng của những lời hứa mình đã đưa cho người khác (và mình bị ám ảnh bởi nó). Mình biết đây không phải là trọng tâm của bài viết, nhưng mình nhấn mạnh là UPOD works cho mình, và nó rất quan trọng với cách mình vận hành công việc.
Mặt trái của UPOD
UPOD works cho mình nhưng nó cũng works against mình, nhất là với nghề làm Product. Developer cố tình phóng lớn thời gian làm tasks để ngồi chơi, và thầm cười những gã PO trẻ tin người, dại tech, mình gặp cũng nhiều. Nó đúng là không có lợi cho tổ chức nhưng có lợi cho cá nhân họ.
Vậy nguyên nhân của việc họ UPOD quá đà là do đâu?
Mình chia ra có 3 loại nguyên nhân sau:
Risk management (Quản lý rủi ro): theo mình là tốt, hợp lý, nhưng ko nên lạm dụng
Low integrity (thiếu chính trực): cố tình ém sức, giữ sức để ngồi chơi, mặc kệ việc chung => ý này hợp với narrative của Tuấn Mon có viết
Back story (câu chuyện đằng sau): một lý do thầm kín nào của cá nhân và tổ chức.
Hai ý trên chắc cũng dễ hiểu, mình sẽ giải thích rõ hơn ý thứ ba dưới đây.
Câu chuyện tôi từng phá bỏ UPOD như thế nào?
Mình từng phá bỏ UPOD của mình ở một trong những tổ chức start-up từng làm việc. Thay vì phải mất vài tháng để làm, mình đã push để anh em deliver rất nhiều tính năng mới ra mắt liên tục trong tháng. Tuy nhiên, hậu quả là các stakeholders liên tục orders các tính năng mới vì thấy team làm nhanh. Khoảng ba tháng cuối năm, team liên tục hùng hục ship các tính năng ra thị trường và không có thời gian để đo lường và quan sát. Mình đã nói chuyện với CTO (lúc đó quản lý team mình) về việc cần slow down, nhưng một mặt vẫn cố push team để hoàn thiện. Để rồi, cuối năm, CEO đột nhiên yêu cầu kêu gọi đánh giá toàn bộ các tính năng dựa trên các chỉ số kinh doanh, trong đó có nhiều tính năng hoàn toàn mới chạy chưa có kế hoạch truyền thông hợp lý. Tất cả những tính năng chưa đạt chỉ số kinh doanh mà CEO tự đưa ra vào đợt cuối năm đó đều bị đưa lên để xem xét đóng lại. Từ phía logic kinh doanh, CEO có thể vỗ ngực tự hào là dám thử nghiệm, dám đóng cửa, còn từ phía quản lý sản phẩm, mình chỉ thấy mọi thứ là một trải nghiệm hỗn loạn và vô trách nhiệm với những năng lượng sáng tạo mà anh em đã bỏ ra. Tất nhiên, làm Product Manager mình đương nhiên học được bài học là cần phải say No được với các stakeholders. Và do đó sau trải nghiệm kiểu này khiến mình cảm thấy rất khó để chơi bung sức với đời 😄, như bức tranh dưới đây.
Kết luận
Mình nghĩ UPOD giống như mọi nguyên tắc, mình có thể dùng như một lính mới hoặc dùng như nghệ sĩ. Đã là nghệ sĩ thì bạn phải phải phá bỏ quy tắc khi cần và chấp nhận những hậu quả và kết quả mang lại, chứ không có nguyên tắc chung cho mọi nguyên tắc, nếu có thì đấy là nó không tồn tại.
Mình hoàn toàn hiểu vấn đề mà Tuấn Mon nói, nằm ở ý 2, mình có thể sẽ viết một bài khác về cách đối phó. Nhưng một điểm hổng cũng khó để phủ quyết cho những giá trị mà UPOD mang lại.
Mình đã gặp những người trân trọng những thứ mình làm cho họ. Mình cũng gặp luôn những người chỉ nhớ vào những thứ mình không thể làm cho họ. Bạn không thể đoán biết được người ta là người như thế nào trước khi việc xảy ra. Vậy nên hãy mỉm cười phá UPOD nếu bạn có thể, và cũng đừng quên bật nó lên để bảo vệ mình khi cần. Và nếu người ta đã sẵn sàng bung sức vì bạn, hãy make sure điều đó là xứng đáng, nhất là khi bạn ngồi ở vai trò quản lý hoặc kẹt giữa như Product Manager/Owner.
Đính chính:
Bài viết mang trải nghiệm cá nhân của mình và không có ý phủ nhận những ý tốt của Tuấn Mon trong bài viết ban đầu. Mình cũng xin đính kèm 1 đường link có liên quan của một người khác cùng quan điểm. Tinh thần cống hiến và lạc quan quả là đáng quý, mình thật lòng mong bạn nhận được nhiều trái ngọt vì tinh thần đó thay vì những quả đắng trong một thế giới cũng có đầy sự tàn nhẫn và khổ đau.
—-
#WOTN5
Bài viết thuộc thử thách viết 30 ngày của khóa học Writing On The Net