Bí kíp để có được những mối quan hệ chất lượng
Một mối quan hệ chất lượng không phải là cái đi cứ ra bên ngoài tìm là có, mà có thể phải đi về bên trong
Chắc hẳn chúng ta ai cũng hiểu có một người bạn “hợp cạ” quan trọng như thế nào. Các cụ nhà ta có câu “Chọn bạn mà chơi”, “Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng” cũng là để nói đến vấn đề bè bạn. Có bạn đi cùng thì có thể đi được cùng nhau xa hơn, quên đi mệt mỏi. Trong thời đại ngày nay, thậm chí người ta còn khuyến khích “networking” để mở rộng mối quan hệ cá nhân. Thậm chí còn có một câu vè “Thứ nhất quan hệ/ Thứ nhì tiền tệ/ Thứ ba hậu duệ/ Thứ tư trí tuệ”, xếp hạng quan hệ lên đầu tiên.
Tuy nhiên, nghịch lý là càng lớn, ta càng khó kiếm được những mối quan hệ chất lượng như khi ta còn nhỏ. Đã bao giờ bạn tự hỏi mình, trong các mối quan hệ mà bạn có, thì có những ai là những người bạn thực sự? Việc có nhiều bạn bè như vậy có thực sự giúp bạn thoát khỏi sự cô đơn?
Chuyện bạn chuyện bè
Vấn đề này a Hiếu tv cũng đã nói rất rõ trong video này. Hầu hết các mối quan hệ đến với ta vì sự win - win, ta có một cái gì đó hấp dẫn họ, và họ đến vì sự hấp dẫn đó, và mối quan hệ tiếp tục khi sự hấp dẫn vẫn còn. Cái này gọi là bè. Còn khi mà hai bên đã biết rõ hơn về nhau, trân quý nhau hơn không phải vì sự hấp dẫn của vụ lợi, đấy mới là bạn. Người bạn chất lượng là người bạn đến với chúng ta vì cái tình, cái nghĩa, cái chất mà họ thấy ở ta, chứ không phải là những thứ đi kèm với ta như công việc, danh tiếng, tiền bạc. Nếu có những người sẵn sàng bên bạn lúc khó khăn, sẵn sàng giúp đỡ bạn và chịu phần thiệt về mình, thì đấy mới thực sự là những người bạn chất lượng.
Networking chỉ là bước ban đầu để tìm ra những kết nối sơ cua, rồi sau đó mới đến những người hợp cạ. Việc hợp cạ sẽ tạo cho ta những nhóm bè vui vẻ, nhưng bầy đàn mà ta nghĩ mình thuộc về. Còn những khó khăn, thử thách sẽ giúp bạn nhìn rõ ai là bạn, ai là bè.
Vì sao những người bạn chất lượng lại khó kiếm?
Bạn có để ý vì sao nhiều mối quan hệ chất lượng lại đến từ những lúc nhỏ như đi học, đi chơi không? Vì càng lớn, chúng ta càng toan tính hơn trước rất nhiều. Chúng ta càng tìm những gì có lợi cho mình, và người khác cũng vậy. Không như những đứa trẻ hồn nhiên, chúng ta tập trung vào một cái gì đó chắc chắn, và có xu hướng không muốn bỏ thời gian ra với những người mà chúng ta không chắc họ sẽ hiểu được mình.
Chúng ta cũng bị tổn thương nhiều hơn. Chúng ta đã từng có nhiều bạn, và cũng từng mất nhiều bạn. Mỗi người bạn mất đi sau mỗi lần va vấp là một lần ta tỉnh giấc trước sự vô thường của cuộc sống. Mấy ai có thể vô tri được khi đời ta vô thường?
Có một giả thiết này không rõ đúng không? Đấy là dân tộc ta dễ đùm bọc nhau khi khó khăn và có kẻ thù chung, còn khi hết bạn hết thù hết anh em? Nếu nghèo khổ, lạc lối như nhau thì dễ đồng cảm, còn người giàu kẻ khó tự dưng muốn unfollow nhau cho đỡ FOMO và GATO 🤣.
Như bạn thấy, có rất nhiều nguyên nhân để một tình bạn vừa khó tìm nhau vừa dễ trở nên tan rã, và do đó đương nhiên một người bạn/ mối quan hệ chất lượng phải khó tìm.
Vậy làm sao để biết mình có một mối quan hệ chất lượng?
Giống như mọi thứ, bạn có thể đi từ bên ngoài hoặc bên trong. Bạn càng giao lưu nhiều, gặp gỡ nhiều người, bạn càng tăng cơ hội gặp được phễu hợp cạ của bạn. Sau đó cùng họ “vào việc”, làm chung, sinh hoạt chung một điều gì đó, bạn sẽ có cơ hội tiếp xúc nhiều hơn. Và khi câu chuyện đi vào những thứ bản chất, bạn hiểu người ta hơn, trở nên thân thiết, thì bạn sẽ trở thành bạn của nhau một cách tự nhiên. Và rồi khi khó khăn xảy đến, người bạn đó sẽ có những lựa chọn để ở lại cùng bạn hoặc ra đi, một cách tự nhiên.
Đối với tôi, một mối quan hệ chất lượng ban đầu cần phải xây dựng từ sự tự nhiên, không cần quá cố gắng, vì càng cố gắng càng cho thấy có điều gì đó không tự nhiên.
Tuy nhiên, để được thực sự ở cùng nhau, thì đấy là sự cố gắng vì nhau trong khó khăn. Cố gắng về thời gian, tiền bạc, năng lượng, tâm trí và sự sẵn lòng để lắng nghe, chia sẻ, tư vấn, giúp đỡ nhau, và không toan tính. Người nào khi bạn khó khăn tự dưng biến mất một cách thuận tự nhiên, người đó chắc chắn chỉ muốn làm bè thôi không muốn làm bạn. Sau mỗi lần như vậy, ai còn cố muốn ở bên bạn thì người đấy hẳn là chân ái.
Vậy cần đầu tư vào đâu để có một mối quan hệ chất lượng.
Nếu bạn có đủ năng lượng thì có thể chạy cả hai: bên ngoài hoặc bên trong. Còn nếu năng lượng của bạn là hữu hạn, mình cũng đồng tình với anh Hiếu là bạn nên xây dựng mối quan hệ chất lượng với người bạn này của bạn - chính bạn.
80% số lượng người đến với bạn và ở lại với bạn là do họ muốn có gì win-win. Vậy bạn cần phải có giá trị cho người khác, đời là vậy mà. Bạn thay vì tốn thời gian chạy theo người ta và để người ta đánh giá xem có những gì có thể lợi dụng được ở bạn, thì tốt nhất bạn nên chắc chắn mình có nhiều giá trị được lợi dụng nhất. Như ví dụ của anh Hiếu, người như bác Vượng ví dụ mà chẳng may ăn nói có lấc cấc, tính có hơi chợ búa thì người ta vẫn xun xoe để được bắt tay xin làm bạn. Đánh giá của thiên hạ về mình là thứ bạn không thể kiểm soát, nhưng chân giá trị của chính mình mới là những thứ bền lâu với mình và trong tầm kiểm soát của mình.
Tôi có quen một cậu em rất cố gắng để chơi với các anh tầng lớp trên để học hỏi, trong khi tôi thì rất lười ra ngoài quan hệ. Cậu em cũng từng chia sẻ với tôi là anh không có quan hệ anh sẽ không khá được đâu. Tôi cũng có chút giật mình. Nhưng tôi biết các anh tầng lớp trên họ cũng toan tính bỏ xừ, họ sẽ cần tôi hầu hạ rồi nhiệt tình điếu đóm họ, maybe họ sẽ thỉnh thoảng nhả cho một chút tin mật, và muốn tôi tiếp tục mang ơn phục vụ. Tôi thà dùng thời gian và năng lượng đó phục vụ cho nhu cầu phát triển của chính tôi. Những shortcut nhờ quan hệ sẽ thoáng trôi qua một khi nội lực của mình không còn đủ để mang lại cái win trong sự đánh giá win-win của người khác.
Vậy theo tôi bạn nên đầu tư vào nội lực để luôn giữ được phần win của bạn khi cộng tác với một ai đó. Không nên kỳ vọng vào những mối quan hệ chất lượng dựa trên việc người ta có “tình nghĩa” với mình. Cái tình mà dùng nhiều thì lại thành mình lợi dụng người khác. Win-win là mối quan hệ cơ bản và thuộc loại chất lượng 80% bè mà bạn sẽ gặp trong cuộc đời này.
Vậy còn mối quan hệ sâu đậm chất lượng kiểu văn học như Lưu Bị, Quan Vũ hay Trương Phi hồi xưa thì sao?
Mỗi thời mỗi khác, tôi nghĩ là maybe bạn đã có một vài người bạn như vậy, và có thể không thường xuyên gặp nhau nhưng gặp nhau là quý nhau. Tuy nhiên, nếu bạn chưa có thì cũng đừng có gì buồn. Cái gì tới sẽ tới, ba ông Lưu Quan Trương cũng không đi networking quá tích cực để kiếm nhau đâu. Bạn cứ đầu tư vào chất của bạn, và rồi khi xăng gặp lửa, lửa thử vàng, thì duyên sẽ tới. Còn chờ duyên lâu quá, bạn có thể tự chơi với chính mình, đọc sách viết blog, học thêm các khoá học mới với những người cùng sở thích và chí hướng, và kệ đời duyên. Một trong những nghịch lý lớn của đời đấy là càng đợi cái gì nó càng lâu đến, càng quên càng tập trung vào bản thân và công việc thì cơ hội lại tự mở ra lúc nào không hay. Công việc tốt, cơ hội tốt, người bạn tốt… đều hoạt động như vậy. Nếu bạn đang chán quá thì có thể order cuốn Tưởng Giới của mình để đọc cho giải trí, một trong những hoạt động mình viết trong một giai đoạn như vậy, hoặc subscribe blog của mình để nhận được những bài viết cổ vũ bạn trong giai đoạn tập chơi với chính mình nhé 🥰.
Mối quan hệ chất lượng nhất chính là mối quan hệ mà bạn dành cho chính bạn, từ đó các mối quan hệ khác sẽ vây quanh để tìm năng lượng win-win cho họ.
#WOTN5
Bài viết thuộc thử thách viết 30 ngày của khóa học Writing On The Net.
Bạn bè của em đa số toàn từ 2 nguồn: 1 thời đi học, 2 lúc đi làm. Đi làm thì chỉ chơi với đồng nghiệp trông cty thôi. Làm việc hợp cạ với nhau thì khả năng cao chơi cũng hợp cạ. Còn lúc đi học những khoá nọ kia, thường là ai cùng vibe thì sẽ dễ click với nhau hơn, mà để tìm đc người như thế trong biển người làm giáo dục và làm business thì em thấy hiếm lắm. Em cũng rén hơn nhiều sau vài cú hú hồn. Và em rất ngại networking luôn nhó 🤪
hồi tết em đọc lại bố già thì thấy một vài tư tưởng về mối quan hệ trong đó cũng đáng để thsm khảo phết :))) đặc biệt là cái chuyện mối quan hệ phải win-win như thế này