Nghề gì thì cũng có nỗi khổ riêng, và nghề Product là một nghề mà "người ngoài muốn vào", nhưng "người trong cuộc mới hiểu người trong kẹt". Nhân dịp mình đang chuẩn bị khoá training kỹ năng Product Management cho anh em tại công ty + đổi gió thay vì viết về fantasy ta viết về reality 😂+ sắp định tham gia một khoá học viết blog , mình viết bài này muốn chia sẻ với anh em những nỗi khổ của nghề nghiệp mà mình theo đuổi. Các nỗi khổ dưới đây được sắp xếp theo mức độ tăng dần.
5. Chẳng biết mình là ai, làm gì (Don't know why we're here)
4. Chẳng biết đâu là điểm dừng (Definition of Done)
3. Chạy theo người khác ( Điều hướng stakeholders)
2. Có tiếng mà không có miếng (influence without authority)
1. Luôn phải đi tìm hiểu người khác nhưng không có ai hiểu mình (Empathy)
#5 - Chẳng biết mình là ai? 🤣
Những năm tháng mới vào nghề đây là một nỗi khổ to lớn. Như một con voi vô hình, Product là một nghề mới và có quá nhiều cách hiểu khác nhau, mà ai cũng cho là mình đúng. Dưới đây là ba trong nhiều cách hiểu trong đã từng cho mình và nhiều bạn trong nghề điêu đứng về vai trò và nhiệm vụ của mình.
1. Product là người viết tài liệu kỹ thuật cho anh em Tech triển khai đúng yêu cầu.
Đây là một cách hiểu hẹp và ảnh hưởng nhiều bởi cách làm Waterfall. Product được coi vai trò giống BA nghiệp vụ và tài liệu làm ra được dùng để đánh giá tính chi tiết thay vì sản phẩm. Sản phẩm ngon mà tài liệu k chi tiết có khi vẫn bị coi là lởm. Còn sản phẩm lởm mà tài liệu ngon thì chắc chắn là lởm rồi 🤣.
2. Product là người phụ trách làm Tính năng cho đúng với nhu cầu người dùng, phải giải quyết được nỗi đau của họ.
Cách hiểu này khá đúng với việc có sẵn một yêu cầu cần làm rõ và có một bài toán cụ thể cần phải giải quyết. Tuy nhiên khi giải quyết xong nỗi đau mà người dùng không chịu đánh đổi theo giá trị nỗi đau được giải quyết, thì vẫn … toang vì mô hình kinh doanh kỳ vọng hơn thế.
3. Product là người phụ trách đưa ra được sản phẩm để giải quyết được bài toán kinh doanh của công ty.
Càng lên cao, trách nhiệm của Product mơ hồ hơn và phải đưa được kết quả có impact tới các chỉ số kinh doanh. Vấn đề ở đây là các chỉ số kinh doanh này có thực sự đi từ nỗi đau của người dùng hay do lý trí của lãnh đạo? Định nghĩa trên liệu đã fair hay chưa cho người làm sản phẩm?
Những cách hiểu đầy tranh cãi luôn có thể là cái cớ để đánh giá performance của người làm sản phẩm. Với vai trò "người trong kẹt", mình tổng kết lại là như sau:
Product là người chịu trách nhiệm cho việc đưa ra sản phẩm hoặc nhóm tính năng đáp ứng nhu cầu của người dùng và chủ doanh nghiệp.
Bạn nghĩ làm Product là làm gì? Bạn có bao giờ thấy khổ vì mình không biết mình cần làm gì vì thiên hạ chẳng ai biết mình là ai không? Có gì anh em gửi comment chia sẻ để cùng bàn luận thêm nhé? 😜
Mình chia sẻ kỳ sau ở đây
cảm ơn anh vì bài chia sẻ ạ <33 em có một xíu thắc mắc, phần Product Management chỉ có trong những công ty Tech thôi ạ? hay trong những cty không phải công nghệ thì nó sẽ có chức năng khác? em hỏi hơi vô tri vì mới đang tìm hiểu về ngành này thui, mong nhận được phản hồi từ anh ạ :'>