Muốn làm nghề Product thì bắt đầu từ đâu? (Phần 2)
Làm sao để bắt đầu làm Product nếu bạn thực sự chưa biết gì?
Vậy là ở bài viết trước, tôi đã giúp bạn trả lời các câu hỏi cơ bản sau
Nghề Product là làm gì?
Những ai thì phù hợp với nghề?
Ba chiến lược cơ bản để bước vào nghề?
Tuy nhiên tôi nhận thấy những lời khuyên trên vẫn chưa đủ chi tiết. Nếu là một người mới chưa biết gì (zero experience), tôi vẫn chưa biết bước tiếp theo là sao? Làm sao để tôi có thể hướng dẫn những người mới như tôi trước đây biết làm thế nào để có thể tự học và trang bị những kinh nghiệm cần thiết cho nghề nghiệp.
Trong bài viết này, tôi sẽ cố gắng đặt mình vào tình huống của các bạn và đưa ra một số lời khuyên hợp lý để bạn có thể tự bắt đầu.
Lý thuyết và thực chiến
Ôn lại bài trước một tí, đấy là làm Product khá giống với việc làm HLV bóng đá. Bạn cần phải cân bằng giữa cả lý thuyết và thực chiến. Lý thuyết Product có rất nhiều nhưng lại không được dạy ở trường lớp. Bạn cần phải có một khả năng tự học và tổng kết để bám được những gì các tác giả có nhiều năm trong nghề phân tích. Bạn cũng cần có kinh nghiệm thực chiến, có nghĩa là trải nghiệm cá nhân hoặc cơ hội để thực hành những lý thuyết này. Bạn có thể học bơi bằng cách mở Youtube và quẫy tay, nhưng không gì thay thế được trải nghiệm nhảy xuống nước và bơi cả, đúng không?
Cách xác định kỳ vọng - Biết mình là ai
Làm Product cũng giống như viết đề bài toán, bạn cần phải xác định đúng vấn đề bạn gặp phải, thì mới giải quyết đúng được nỗi đau. Không gì sướng bằng gãi đúng chỗ ngứa, nhưng cũng không gì khổ bằng ngứa mà cứ gãi nhầm chỗ cả. Vậy câu hỏi là bạn đang ngứa chỗ nào? Bạn có thực sự biết được hay không?
Nếu bạn mới chỉ đang tìm hiểu và chưa rõ về ngành nghề, muốn học hỏi để xem có phù hợp không, thì vấn đề của bạn sẽ là:
Tôi muốn tìm hiểu thêm về ngành.
Còn nếu bản thân bạn đã hiểu biết và có hứng thú, muốn tham gia vào ngành, thì bài toán của bạn sẽ là hai vấn đề sau đây:
Tôi có thể tự học thêm gì để trở nên giỏi lý thuyết hơn
Tôi cần đầu tư vào đâu để có thêm cơ hội thực chiến
Và nếu bạn đang là một người làm Product và cần gỡ bí một bài toán bạn chưa định nghĩa được, thì vấn đề của bạn đang là:
Tôi cần giúp đỡ để có thể phát triển từ vai trò Product hiện tại.
Như bạn thấy đấy, zero experience cũng có nhiều loại khác nhau, và việc của những người như chúng ta là phải định nghĩa được những thứ trừu tượng đó. Hãy giúp tôi điền vào poll dưới để tôi có thể biết được bạn đang là ai nhé.
Tôi cần tìm hiểu rõ hơn về ngành.
Dưới đây là một vài lời khuyên cho bạn:
Cuốn sách cần đọc:
Video cần xem:
Tài liệu cần research
Đọc hết 10 trang Google “what is product management”
Tham khảo Chatgpt về định nghĩa này
Xem phần tôi tổng kết
Series nỗi khổ (kinh nghiệm thực chiến)
Tôi muốn có kinh nghiệm thực chiến để thực hành lý thuyết
Mình tin rằng việc có một mindset đúng đắn về Product Management sẽ mở cho bạn những cơ hội để có thể thực hành vào nghề. Mindset là một thứ khó thay đổi, đòi hỏi tự cá nhân phải có sự giác ngộ, và thường các tổ chức và người tuyển dụng ở Việt Nam sẽ lắc đầu khi gặp người không phù hợp, vì họ không muốn tốn thời gian để đào tạo. Hơn nữa, đào tạo Product là một công việc cực kỳ khó khăn. Mình cũng đã từng đào tạo 2-3 bạn từ Fresh hoặc chuyển từ ngành khác sang, và trải nghiệm của mình cũng khá lẫn lộn. Hai điểm mình thấy khó khăn nhất để đào tạo đấy là:
Khả năng độc lập suy nghĩ dựa trên phân tích của cá nhân thay vì chịu ảnh hưởng bởi sức ép từ dev, tester hay kinh nghiệm của một bên liên quan (critical thinking)
Khả năng tự đặt câu hỏi để tìm câu trả lời cho vấn đề cần giải quyết và không ngại hỏi đến cùng để xin giải thích những gì mình chưa biết.
Bạn nào không thấy mình có hai tố chất trên, theo mình bạn sẽ không hợp để làm Product. Bạn có thể tồn tại, nhưng sản phẩm của bạn sẽ làm khổ người dùng và bạn sẽ bị stuck giữa những định kiến và hạn chế của những người trong tập thể xung quanh bạn, và rồi bạn sẽ thấy chán nghề. Đây là ý kiến cá nhân tôi, bạn có thể bỏ qua nếu muốn. Việc thay đổi mindset là thứ chỉ có thể bạn cho phép mới làm được mà thôi.
Vậy lời khuyên của mình nếu bạn có mindset tốt và muốn theo đuổi nghề:
Đọc hết các cuốn sách tôi kể ở mục trên
Tìm cách “selling” với các bên liên quan bạn có những mindset này và sẵn sàng học hỏi với mức lương phù hợp.
Tìm cách self-explore khả năng tự mày mò và cặm cụi của mình với các dự án cá nhân
Bạn sẽ cần update lại CV và LinkedIn để nhà tuyển dụng có thể tìm được bạn với vai trò junior product owner. Bạn nhờ bạn bè, HR, inbox người ta bạn đang tìm kiếm cơ hội và share CV của bạn. Bạn bài binh bố trận đưa các câu chuyện của mình lên CV, nơi có sẵn các portfolio của những gì bạn đã làm và đã chuẩn bị. Bạn tìm kiếm các group về Product trên Facebook và nằm vùng. Bạn tìm kiếm các công ty Start-up có thể có cửa cho người thiếu kinh nghiệm (tuy nhiên, việc này cũng có nhiều rủi ro, tôi sẽ phân tích riêng trong một bài khác). For Big Corp, mình biết Zalo hay OneMount có chương trình riêng tuyển Product. Bạn la liếm các anh chị từng làm Product, xin học hỏi họ, và sẵn sàng chờ nếu công ty của các anh chị có vị trí trống.
Một số điểm bạn cần lưu ý:
Bạn cần biết cách trình bày CV cho nổi bật. Cách bạn trình bày CV nói lên khá nhiều trình độ thẩm mỹ & tiêu chuẩn cá nhân bạn. CV is a product. Một reference tốt cũng khó đỡ được 1 CV cẩu thả hoặc rối rắm về tư duy.
Inbox tôi ở đây nếu bạn muốn nhận được giúp đỡ về review và sửa CV.
Một số kỹ năng có thể cho bạn một số kinh nghiệm hoặc ưu thế hơn người khác. Bạn có thể đã có kỹ năng này từ các công việc khác trước đây.
Biết cách vẽ để tư duy (Mindmap, Decision Tree, Fishbone, User Journey Mapping, Empathy Mapping)
Biết một số concept liên quan đến Product cơ bản (Lean, MVP, Product-Market Fit, Agile, SDLC, Business Model Canvas..)
Biết cách vẽ luồng nghiệp vụ UML, BPMN
Biết cách viết 1 yêu cầu sản phẩm hoặc trình bày tài liệu (Product Requirement Document)
Biết vẽ wireframe để mô tả giao diện sản phẩm (Figma)
Biết sử dụng Sql để lấy dữ liệu
Biết cách thiết lập các metrics để kiểm tra giả định
Biết cách đo lường và theo dõi các kết quả dữ liệu và cập nhật giả định
Biết cách để phỏng vấn người dùng lấy insights của họ
Bạn có thể có tinh thần chiến từ trước khi thực chiến. Nếu không ai đưa vấn đề cho bạn thì bạn tự tạo ra vấn đề để giải quyết. Hãy tìm một ý tưởng bạn thấy hay (có thể mới hoặc đã có), và suy nghĩ cách để triển khai nó. Viết nó ra và suy nghĩ nghiêm túc. Đem nó đi hỏi những người có thể giúp bạn. Đây sẽ là điểm để bạn có thể hỏi những người làm Product đi trước và chứng minh cho họ bạn thực sự nghiêm túc với nghề. Bạn cần kiên nhẫn và cánh cửa sẽ mở ra với bạn như nó đã từng với tôi.
Tôi cần phát triển thêm từ vấn đề Product hiện tại.
Mỗi Product bạn sẽ có một vấn đề khác nhau, dựa trên vòng đời sản phẩm (Product Life Cycle). Bạn có thể đọc thêm sách cho những vấn đề bạn gặp phải. Dưới đây là một sơ đồ như vậy.
Các framework và sách chính là những người bạn thân của chúng ta. Sau đó là những người đã có kinh nghiệm làm những mảng tương tự.
Bản thân tôi càng làm Product cũng càng thấy mình không biết gì. Chắc các bạn cũng đã biết về quy luật Dunning-Kruger. Tuy nhiên, một trong những động lực để tôi viết blog này đấy là cho mình cơ hội tổng kết, chia sẻ những gì mình biết và cùng trao đổi, học hỏi những gì mình chưa biết. Bạn có thể comment dưới tôi xem vấn đề của bạn gặp ở đâu. Chúng ta sẽ cùng brainstorm thử và phân tích vấn đề đó trong các bài viết sau nhé.
Tổng kết
Bài viết đến đây là khá dài. Tôi xin giúp bạn tổng kết bài học 5s cho bạn như sau nhé:
Muốn biết bắt đầu từ đâu, bạn cần biết mình muốn gì và cần gì? Bạn cần lý thuyết hay kinh nghiệm thực chiến?
Mắc ở đâu, ta gỡ ở đó. Ngứa ở đâu, ta gãi ở đó. Bạn đọc kỹ bài viết và inbox tôi xem bạn đang cần gì nhé
Tôi đã từng tổng kết 3 chiến lược cho bạn ở bài trước, và viết cụ thể hơn từng chiến lược, nhưng sau này tôi đã nghĩ lại. Chúng ta cần hiểu sâu sắc nỗi đau và vấn đề riêng của chúng ta, thay vì thử nhóm giải pháp để đi sửa chữa các vấn đề. Đó cũng là tinh thần chung của việc làm Product. Hãy chia sẻ và subscribe bài viết nếu bạn thấy bài có ích. Và inbox tôi qua facebook và Substack hoặc comment lên đây nếu bạn thấy cần giúp đỡ nhé.
Chúc bạn một ngày thứ hai và một tuần mới đầy năng lượng.
#WOTN5
Bài viết thuộc thử thách viết 30 ngày của khóa học Writing On The Net
Hi anh Quang,
Em base là Tech Writer đang định hướng trở thành Product Manager. Tuy nhiên, kinh nghiệm làm Product của em là zero nên xin việc khá chật vật. Đã 6 tháng nay em apply nhưng k trúng tuyển em thấy nản quá.
Em cũng định đi từ BA như anh nói nhưng k có kinh nghiệm, cũng rất khó xin việc. Nói gì đến PO/PM.
Em cũng có thử xin những job Tech Writer/ Ux Writer để được chen chân vào các dự án Product nhưng khi họ biết em định rẽ sang PM thì k ưng sao đó.
Trong thời gian này em định học thêm để chuẩn bị cho cơ hội việc làm BA/PM thì anh có lời khuyên nên học về cái nào để dễ thích ứng công việc.
CV em nên refine highlight những gì để hấp dẫn hơn với nhà tuyển dụng k ạ?
Ngoài ra em có cần học cách tự sử dụng GitHub, Terminal, tự cài các phần mềm trong cviec như Xcode, Android studio ko? Job trước em làm anh mentor của em gần như cầm tay chỉ việc hết. Bây giờ em biết mình phải tự đứng trên đôi chân nhưng nhiều thứ phải học em k biết bắt đầu từ đâu và ưu tiên cái nào. Mong anh phản hồi em.
Cảm ơn anh.